ĐH Cambridge đồng hạng 3 với ĐH Stanford (California)
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) một lần nữa được nêu tên là trường đại học tốt nhất thế giới. Đứng sau đó là ĐH Harvard – từ vị trí số 4 vào năm ngoái lên vị trí số 2.
Vương quốc Anh có 4 trường đại học trong tốp 10. Tuy nhiên, một trong những thất bại lớn nhất của Anh là Trường London’s Imperial College năm ngoái đứng đồng hạng 2 với Cambridge thì năm nay rớt xuống vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng. Nguyên nhân là do có sự thay đổi trong phương pháp luận để đánh giá các trường đại học.
ĐH Oxford và ĐH College London (UCL) – năm ngoái cùng xếp thứ 5 – thì năm nay Oxford trượt xuống số 6 và UCL tụt xuống số 7.
ĐH Stanford (California) đồng hạng 3 với Cambridge trong khi năm ngoái đứng vị trí số 7. Viện Công nghệ California (Caltech) năm nay xếp số 5, ETH Zurich (Viện Công nghệ liên bang Thụy Sỹ) đứng thứ 9 và ĐH Chicago giành vị trí số 10.
Sự đột phá mạnh nhất là Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (LSE) – leo từ vị trí số 71 lên 35 – cũng là nhờ sư thay đổi trong cách đánh giá của QS.
Trước đây, các bảng xếp hạng của QS thường ưu ái các trường đại học mạnh về nghiên cứu – mà phần lớn là các trường khoa học y tế, nhưng tổ chức này đã thay đổi cách thức để các trường xuất sắc về đào tạo nghệ thuật và nhân văn cũng được công nhận.
Kết quả là Imperial – một cơ sở đào tạo chuyên về nghiên cứu, có số lượng trích dẫn ấn tượng hằng năm – đã rớt xuống vị trí số 8 mặc dù các yếu tố khác rất xuất sắc.
Lần đầu tiên 2 trường đại học của Singapore nằm trong tốp 15, đó là ĐH Quốc gia Singapore (12) và ĐH Công nghệ Nanyang (13).
Ông Ben Sowter – người phụ trách bộ phận nghiên cứu của QS lý giải thêm về việc LSE tăng hạng nhờ thay đổi cách đánh giá: “Việc LSE là một trường đại học đẳng cấp thế giới không có gì ngạc nhiên. Sự thực là họ luôn giữ một vị trí ổn định trong tốp 100 trường của QS suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong bất kỳ hệ thống xếp hạng nào lấy trọng tâm là y tế và khoa học thì những điểm mạnh của LSE sẽ không bao giờ được tỏa sáng”.
Ông John O’Leary – một thành viên trong ban cố vấn toàn cầu của QS nói thêm: “Anh vẫn là điểm đến giáo dục thu hút sinh viên quốc tế thứ 2 thế giới sau Mỹ - sở hữu 4 trường trong số 10 trường tốp đầu bảng xếp hạng”.
Mỹ có 49 trường trong tốp 100, tiếp sau đó là Anh với 30 trường, Hà Lan 12 trường, Đức 11 trường, Canada, Australia và Nhật Bản 8 trường, Trung Quốc 7 trường.
London là thành phố duy nhất trên thế giới của 4 trường đại học nằm trong tốp 50. Boston và New York sở hữu 3, trong khi Paris, Sydney, Hồng Kông và Bắc Kinh có 2 trường.
Trong 71 bộ sưu tập trưng bày tại triển lãm, bên cạnh 27 bộ sưu tập của các tác giả Việt Nam, triển lãm tem khu vực ASEAN lần đầu tiên được Hội Tem Việt Nam đăng cai tổ chức, còn có 13 bộ sưu tập của các nhà sưu tập đến từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan, mỗi nước cùng co 9 bộ sưu tập tham gia trưng bày, Singapore có 7 bộ sưu tập và khách mời Hồng Kông (Trung Quốc) có 6 bộ sưu tập.
Những bộ sưu tập tem bưu tham gia trưng bày tại triển lãm Tem năm nước - Việt Nam 2024’ được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng, mang đến cho người xem sự trải nghiệm thú vị với những thước phim tem bưu chính sống động bằng hình ảnh. Qua đó, khách tham qua triển lãm có thể hiểu thêm về đất nước, văn hóa, con người của mỗi quốc gia ASEAN.
Phó Tổng Giám đốc Vietnam Post, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam Chu Thị Lan Hương cho biết, triển lãm ‘Tem năm nước - Việt nam 2024’ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Hội Tem Việt Nam, khi đây là lần đầu tiên Hội Tem Việt Nam đăng cai tổ chức một triển lãm tem tầm khu vực. Đặc biệt hơn, triển lãm được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh ‘Thành phố vì hòa bình’.
6 nhà sưu tập tem Việt Nam đạt giải cao
Trong số 65 bộ sưu tập dự thi của các tác giả đến từ 5 quốc gia với 271 khung được chấm giải, Ban giám khảo đã khẩn trương làm việc, xem xét kỹ lưỡng, phân tích từng con tem để lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc nhất triển lãm lần này.
Theo kết quả vừa được Ban tổ chức công bố, giải ‘Vàng Lớn’ đã được trao cho ông Harsono Suwito đến từ Indonesia, với bộ trưng bày ‘Giá cước bưu chính đối với các mặt hàng trên đảo Sumatra 1945-1950’.
Giải Vàng đã thuộc về 15 nhà sưu tập, trong đó có 3 nhà sưu tập Việt Nam là ông Ngô Viết Vĩnh với bộ sưu tập ‘Công trình đường sắt ở Việt Nam thời Pháp thuộc (1881-1936)’; bà Lê Tố Uyên với bộ sưu tập 'Xây nhịp cầu - Nối khoảng cách'; bà Trần Thị Cành với bộ sưu tập 'Vận tải biển'.
Giải ‘Mạ Vàng Lớn’ của triển lãm đã được trao cho 17 nhà sưu tập, trong đó có 3 nhà sưu tập tem Việt Nam, gồm ông Nguyễn Hoài Thanh với bộ sưu tập ‘Tem bưu chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 – 1961)’; ông Nguyễn Huệ Nhương Huyên với bộ sưu tập ‘Bác Hồ sống mãi cùng đất nước’; và ông Nguyễn Đại Hùng Lộc với bộ sưu tập ‘Giá cước bưu chính Đông Dương giai đoạn 1899 - 1929'.
Đại diện các Giám khảo của Liên đoàn Tem chơi thế giới, Liên đoàn Tem chơi châu Á - Thái Bình Dương và các giám khảo đến từ các quốc gia, ông Đống Lương Sơn, đồng Trưởng Ban giám khảo nhận xét: Tín hiệu đáng mừng là triển lãm lần này đã có nhiều nhà sưu tập mới dự thi cùng các nhà sưu tập giàu kinh nghiệm.
“Điều này cho thấy, con tem đang ngày càng được quan tâm, và niềm yêu thích, sưu tập tem đang được lan tỏa rộng khắp, không chỉ tại Việt Nam mà cả trong khu vực ASEAN và trên thế giới”, ông Đống Lương Sơn chia sẻ.
Được thành lập năm 1974 tại Singapore, Hiệp hội Tem chơi châu Á - Thái Bình Dương – FIAP hiện có 31 thành viên là hội tem các nước thuộc châu Á, Úc và Nam Phi. Việt Nam là thành viên chính thức của FIAP từ năm 1993. Triển lãm tem bưu chính do một số nước ASEAN khởi xướng từ năm 2011 là một hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển phong trào sưu tập tem của các thành viên. Từ năm 2022, được sự cho phép của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ TT&TT, Hội Tem Việt Nam đã đề xuất và được Ban chấp hành FIAP chấp thuận cho Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 5. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên do các nước thành viên luân phiên đăng cai. Trong năm 2025, triển lãm tem bưu chính tầm cỡ khu vực này sẽ được tổ chức tại Singapore. |
Như VietNamNet đã đưa tin, sau cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018, dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự thi cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Tuy nhiên, mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi khi 1 trong 2 tác giả của dự án chưa được Đại sứ quán Mỹ cấp visa.
![]() |
Trong khi em Phùng Văn Long (bên trái) vượt qua cuộc phỏng vấn thì em Mai Nhật Anh (bên phải) và thầy giáo hướng dấn Mai Văn Quyền bị từ chối cấp visa sang Mỹ. Ảnh: Thanh Hùng. |
Cụ thể, đù đây là dự án được Bộ GD-ĐT lựa chọn nhưng qua 2 lần phỏng vấn, chỉ có em Phùng Văn Long và hai quan sát viên của đoàn Nghệ An được Đại sứ quán Mỹ cấp visa. Còn em Mai Nhật Anh (1 trong 2 tác giả của dự án) và thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Mai Văn Quyền lại bị từ chối.
Nếu với kết quả này, việc dự án của học sinh Nghệ An có thể tham dự cuộc thi là khó khả thi. Bởi trước đó, theo đăng ký của Bộ GD-ĐT, dự án này do 2 học sinh thực hiện. Do đó, việc chỉ có 1 học sinh tham dự là trái với quy định của cuộc thi và khả năng đề tài bị hủy là rất cao.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ đang cố gắng bằng mọi cách để một số thành viên của đoàn Việt Nam được cấp visa, trong đó có trường hợp học sinh trực tiếp dự thi là em Mai Nhật Anh.
Theo ông Thành, ngay từ đầu tháng 4, khi chọn danh sách 8 dự án sẽ đi thi quốc tế, Bộ GD-ĐT đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Mỹ về việc tạo điều kiện cho các thành viên của 8 dự án này được cấp visa tham dự Cuộc thi Khoa học Kĩ thuật quốc tế vào tháng 5 tới.
"Trong đợt phỏng vấn lần 1, đại đa số là được, chỉ có một số thành viên là học sinh và giáo viên hướng dẫn ở các đoàn Nghệ An, Gia Lai, TPHCM, Bắc Ninh bị từ chối cấp visa. Đến lần phỏng vấn thứ 2, học sinh ở Gia Lai đã được chấp nhận nên hiện trong số các thành viên của 8 dự án này, chỉ có em Mai Nhật Anh đang là thí sinh trực tiếp dự thi. Số còn lại bị từ chối là giáo viên hướng dẫn, thành viên của đoàn", ông Thành cho hay.
Có nhiều lí do để phía Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa cho một số thành viên sang Mỹ, trong đó có thể là lý do về thân nhân, gia đình... Về thân nhân, theo Bộ GD-ĐT tìm hiểu thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, theo ông Thành, lý do lớn nhất, có thể họ lo ngại một số thành viên có thể sau khi thi sẽ không trở về nước và ở lại định cư bất hợp pháp. “Đây chỉ là lí do phỏng đoán còn nguyên nhân chính xác vì sao thì phía Đại sứ quán Mỹ cũng không thông báo”, ông Thành chia sẻ.
Bộ cũng đã yêu cầu lãnh đạo Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GD-ĐT) có thư gửi đích danh tới ngài đại sứ Mỹ tại Việt Nam đề đạt mong muốn được tạo cơ hội cho các thành viên còn lại của đoàn Việt Nam được cấp visa.
Dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) giành giải Nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng |
Chiều ngày 3/5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã có những phản hồi liên quan đến vụ việc.
Trao đổi với báo chí, ông Pope Thrower, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ cho hay: “Điều 222(f) của Luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA) không cho phép tiết lộ thông tin từ hồ sơ visa, trong đó bao gồm thông tin liên quan đến cơ sở cho việc cấp hay từ chối cấp visa, cho bất kỳ người nào ngoại trừ đương đơn. Vì thế, chúng tôi không thể cung cấp cho quý vị thông tin về hồ sơ visa của người khác”.
Về visa nói chung, theo ông Pope Thrower, dù phần lớn các hồ sơ visa được chấp thuận, nhưng luật pháp Mỹ đưa ra nhiều tiêu chuẩn theo đó một hồ sơ visa có thể bị từ chối. “Hồ sơ có thể bị từ chối bởi vì viên chức lãnh sự không có tất cả thông tin như yêu cầu để quyết định liệu đương đơn có đạt yêu cầu nhận visa, bởi đương đơn không đáp ứng yêu cầu cho loại visa mà họ đăng ký, hay bởi thông tin qua xem xét cho thấy đương đơn nằm trong phạm vi theo quy định pháp luật là không được chấp nhận hay không đáp ứng yêu cầu”.
Trước câu hỏi Đại sứ quán dự kiến sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện như thế nào để các thành viên chưa được cấp visa có thể tới Mỹ tham dự cuộc thi, ông Pope Thrower cho hay: “Nếu đương đơn cảm thấy họ có thông tin bổ sung nên được xem xét liên quan đến quyết định về visa, hoặc có thay đổi đáng kể về hoàn cảnh của họ kể từ lần nộp hồ sơ gần nhất, họ có thể nộp lại hồ sơ visa”.
Thanh Hùng
Một trong hai học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) là tác giả dự án được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế đang đứng trước nguy cơ lỡ hẹn vì bị từ chối cấp visa sang Mỹ.
" alt=""/>ĐSQ Mỹ phản hồi vụ nam sinh Nghệ An bị từ chối cấp visa dự thi khoa học kỹ thuật quốc tế